Tìm hiểu về nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ

Giống như bây giờ cứ một vài năm là cả thế giới lại cùng trở nên háo hức mong chờ thông tin về một tổng thống Mỹ mới hay tái đắc cử. Vậy chính xác 1 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bao nhiêu năm và vì sao tổng thống Mỹ lại quan trọng đến vậy. Hôm nay hãy cùng Mình tìm hiểu xem nhiệm kỳ tổng thống mỹ mấy năm nhé.

Tổng thống Mỹ ? 1 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bao nhiêu năm ?

Theo quy định của hiến pháp hoa kỳ thì một nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ sẽ là bốn năm. Trong thời gian này thì tổng thống Mỹ là người đứng dầu chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Hình ảnh tống thống Mỹ

Đây là vị trí chính trị cao nhất được toàn bộ đất nước và chính phủ Hoa Kỳ công nhận. Tổng thống Mỹ cũng là chức vụ cao nhất của ngành hành pháp tại xứ sở cờ hoa được toàn thể người dân Hoa Kỳ bầu ra. Cùng với phó tổng thống, tổng thống mỹ là một trong hai chức vụ duy nhất được bầu cử trên toàn quốc.

Trong nhiệm kỳ của mình Tổng thống Mỹ được coi là tổng tư lệnh của của các lực lượng vũ trang của liên bang.

Theo quy định của hiến pháp một tổng thống Mỹ chỉ được phục vụ tối đa là 2 nhiệm kỳ. Điều này tương đương với 8 năm.

Nếu trong quá trình tại chức có vấn đề xảy ra với tổng thống khiến người này không thể tiếp tục công việc như qua đời,từ chức, bệnh tất v…v… thì phó tổng thống sẽ thay thế đảm nhiệm.

Hiện tại Hoa Kỳ đã có tất cả 58 đời tổng thống với 44 cá nhân được bầu cử hoặc kế nhiệm.

Chỉ có duy nhất một tổng thống có thời gian giữ chức trên 2 nhiệm kỳ đó là Franklin D. Roosevelt, vị tổng thống vĩ đại đã đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng kinh tế khủng khiếp nhất trong lịch sử. Ông cũng là người lãnh đạo Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tổng cộng ông giữ chức tổng thống 3 nhiệm kỳ và mất khi đang bất đầu nhiệm kỳ thứ 4 của mình.

Tổng thống Mỹ phải làm gì trong nhiệm kỳ của mình ?

Vai trò lập pháp của tổng thống Mỹ

Tổng thống có quyền phủ quyết đối với các quy trình lập pháp của Quốc Hội Hoa Kỳ. Cụ thể là bất kỳ một đạo luật nào được Quốc Hội thông qua đều phải được trình lên tổng thống. Lúc này tổng thống có quyền như sau:

  • Tổng thống ký vào văn bản và đạo luật sẽ chính thức được trở thành luật.
  • Tổng thống phủ quyết văn bản luật đó kèm theo lý do của mình. Lúc này đạo luật sẽ không được trở thành luật trừ khi có 2/3 lượng biểu quyết bắc bỏ ý kiến của tổng thống đến từ cả hai viện lập pháp của Hoa Kỳ.
  • Tổng thống không ký cũng không phủ quyết. Ở trường hợp này nếu Quốc Hội vẫn nhóm họp thì đạo luật đó sẽ trở thành luật còn nếu không thì coi như nó đã bị phủ quyết. Trường hợp này được gọi là phủ quyết dán tiếp.

Vai trò hành pháp của tổng thống Mỹ

Sau khi trở thành tổng thống của Hoa Kỳ cá nhận đó sở trở thành người có quyền lực cao nhất với một số quyền cụ thể như sau.

Về đối ngoại và chiến tranh

  • Quyền đâu tiên của một cá nhân sau khi trở thành tổng thống đố chính là quyền điều động binh lực của toàn bộ liên bang hay được biết đến như tổng tư lệnh của quân đội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.Tổng thống có quyền tuyên chiến cũng như điều khiển trực tiếp quân kèm theo đó là trách nhiệm lập kế hoạch quân sự.
  • Tương đương với quyền lực về cũ trang tổng thống cũng có quyền lực cao nhất trong đối ngoại, là người nắm giữ các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thông qua các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng. Chủ nhân Nhà Trắng có quyền công nhận những nhà nước hoặc chính phủ mới cũng như thương thuyết hiệp định với các nước khác. Tuy nhiên các hiệp định này chỉ có hiệu lực khi có sự đồng thuận của 2/3 Thượng Viện. Trách nhiệm của tổng thống với vai trò người đứng đầu ngoại giao là bảo vệ người Mỹ ở nước ngoài và các công dân ngoại quốc đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.

Quyền lực với ngành hành pháp

  • Trách nhiệm trong ngành hành pháp của người đứng đầu Hoa Kỳ là trong coi việc luật pháp được thi hành một cách trung thực. Tổng thống Mỹ được nắm giữ 4 triệu công chức ngành hành pháp của liên bang.
  • Tổng thống có quyền bỏ nhiệm rất nhiều vị trị trong ngành hành pháp như các đại sứ, nhân viên nội các v...v... dưới sự đồng thuận của đa số Thượng Viện.
  • Tổng thống cũng có quyền sa thải các nhân viên hành pháp theo ý mình tuy nhiên Quốc Hội có quyền ngăn chặn quyết định này.
  • Cuối cùng là quyền ban bố các sắc lệnh về hành pháp.

Quyền tư pháp.

Chủ nhân Nhà Trắng có quyền đề cử các thẩm phán của liên bang trong đó bao gồm cả những thẩm phán cao nhất của tòa phúc thẩm hay Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Nếu những người được tổng thổng đề cử được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận sẽ chính thức được nhận chức. Điều này làm hạn chế việc luật pháp của toàn liên bang bị rơi vào một chiều hướng nhất định nào đó.

Trong một vài trường hợp tổng thống Hoa Kỳ có quyền cất giữ thông tin không cho Quốc Hội và tòa án liên bang xem.

Đề xuất và phụ trợ làm luật

Tuy không thể trực tiếp tạo ra và giới thiệu luật nhưng tổng thống cũng có quyền góp ý trong việc xây dựng các điều luật bằng các đề xuất của mình trong các buổi diễn văn về tình trạng liên bang.

Tổng thống cũng có quyền triệu tập một hoặc cả hai viện của quốc hội.

Chà nghe thật là thú vị phải không các bạn làm tổng thống thật là thích. Vậy là với những thông tin trên các bạn đã biết ro được 1 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bao nhiêu năm và họ phải làm những gì trong thời gian đó rồi nhé Nếu các bạn có nhu cầu xin visa đi nước ngoài để đi du lịch, du học hoặc xuất khẩu lao động sang Mỹ thì hay liên hệ ngay công ty ANB Việt Nam để được hỗ trợ và tư vấn nhé. Xin visa mỹ để được hiểu rõ hơn về các tổng thống Mỹ nhé.

Nguồn: https://visanuocngoai.vn/tin-tuc-my/1-nhiem-ky-tong-thong-my-bao-nhieu-nam.html


Nhận xét